Ứng dụng của tôi cao tần trong lĩnh vực công nghiệp luyện thép

Nhắc đến ứng dụng của tôi cao tần là nói đến phương pháp sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ. Điều đó giúp tạo ra các vật liệu kim loại, vàng bạc, nhôm, đồng và nhiều mục đích khác nhau,… Trong bài viết này sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng giúp hiểu rõ hơn về kỹ thuật không thể thiếu trong sản xuất này.

Nguyên lý chung của kỹ thuật tôi cao tần

Ứng dụng của tôi cao tần sẽ giúp việc nhiệt luyện trở nên hiệu quả và làm thay đổi tổ chức. Từ đó làm đổi cơ tính lẫn tính chất kim loại tùy vào từng nhu cầu của mỗi doanh nghiệp sản xuất. Nguyên lý chung của kỹ thuật này chính là dựa vào cảm ứng điện từ thông qua sức nóng của dòng điện hình thành ở bề mặt chi tiết. Cụ thể như sau: 

Chiều dày lớp tôi cứng

Với những người làm việc trong ngành nghề sản xuất thì chắc hẳn hiểu rõ về tôi thể tích. Theo đó thì chiều sâu của lớp tôi cứng sẽ gần như toàn bộ thể tích chi tiết từ ngoài vào trong. Ngược lại đối với tôi cao tần thì tần số của dòng điện quyết định chiều dày của nung nóng ảnh hưởng đến chiều sâu của lớp tôi cứng.

Chiều dày lớp tôi cứng
Chiều dày lớp tôi cứng

Thông thường với phương pháp tôi cao tần thì nguyên lý hoạt động sẽ áp dụng cho những chi tiết chỉ cần bề cứng để chịu mài mòn tốt. Đồng thời, bên trong vẫn đảm bảo dẻo dai nên thường chiều sâu của lớp tôi cứng chiếm khoảng 20% diện tích.

Các phương pháp tôi cao tần

Trong ứng dụng của tôi cao tần thì tùy thuộc vào từng vật liệu lẫn mục đích sử dụng mà sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Áp dụng phương pháp tôi cao tần thông qua nung nóng và làm nguội bề mặt. Kỹ thuật này thường dùng cho việc sản xuất những chi tiết bề mặt tôi nhỏ.
  • Áp dụng phương pháp tôi cao tần thông qua nung nóng và làm nguội tuần tự. Theo đó, từng phần riêng biết sẽ áp dụng cho tôi bánh răng lẫn trục khuỷu.
  • Áp dụng phương pháp tôi cao tần thông qua nung nóng và làm nguội liên tục. Kỹ thuật này thường dùng cho việc sản xuất những chi tiết dài.

Xem thêm >>

Ứng dụng của tôi cao tần trong ngành nghề luyện thép

Sau khi đã hiểu rõ nguyên lý chung thì việc tìm hiểu ứng dụng của tôi cao tần cũng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Theo đó, dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ, nung nóng kim loại thì hình thức này sẽ mang đến lợi ích như sau: 

Ứng dụng của tôi cao tần trong ngành nghề luyện thép
Ứng dụng của tôi cao tần trong ngành nghề luyện thép
  • Các nhà sản xuất ứng dụng phương pháp tôi cao tần trong hoạt động sản xuất răng cưa, đầu mũi khoan, lỗ trục, hàn dao doa, lưỡi cưa, phay đĩa, dao tiện, dụng cụ mộc,…
  • Phương pháp tôi cao tần còn phục nhu trong nhu cầu luyện nấu kim loại như: vàng, bạc, đồng, sắt thép,…
  • Phương pháp tôi cao tần phục vụ trong hoạt động hàn đầu cáp đèn tín hiệu, điện dung lò viba, các chi tiết linh kiện điện tử, linh kiện cơ khí, linh kiện cỡ lớn. Ngoài ra còn dùng trong ủ thép không gỉ đường kính lớn hay xử lý nhiệt bánh răng, nhông kích cỡ lớn,….

Ưu và nhược điểm của kỹ thuật tôi cao tần

Phương pháp tôi cao tần được xem như là một bước đột phá trong các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất tiên tiến nhất hiện nay. Mặc dù vậy, bất kỳ loại máy móc nào cũng đều có ưu nhược điểm riêng và đối với hình thức này cũng không ngoại lệ. Cụ thể như sau: 

Ưu điểm trong ứng dụng của tôi cao tần

Đầu tiên phải nói rằng kỹ thuật tôi cao tần mang đến ưu điểm đó là làm nóng chảy kim loại nhanh, đặc biệt là những loại khó như vonfram hay molypden. Theo đó, nhiệt độ cao sẽ giúp tạo điều kiện hòa tan những nguyên tố hợp kim trong thép. Từ đó, thúc đẩy nhanh chóng, triệt để quá trình oxy hóa và chuyển hóa kim loại.

Ưu điểm trong ứng dụng của tôi cao tần
Ưu điểm trong ứng dụng của tôi cao tần

Thứ hai đó là dễ dàng tăng nhiệt độ của bể kim loại cũng như điều chỉnh chính xác thành phần hóa học của thép lỏng và xỉ. Khi nấu tất cả các loại thép có hàm lượng carbon cao hoặc chất lượng tốt. Thậm chí là luyện các mác thép có hàm lượng photpho cũng như lưu huỳnh rất thấp.

Thứ 3 kỹ thuật tôi cao tần còn mang đến năng suất cao do thời gian tăng nhiệt nhanh, chất lượng tốt và hiện tượng oxi hóa bề mặt, hạn chế biến dạng cong vênh. Ngoài ra, quá trình thực hiện có khả năng chịu được ma sát, mài mòn, chịu uốn xoắn tốt cũng như dễ cơ khí hóa, tự động hóa.

Nhược điểm trong kỹ thuật tôi cao tần

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì quá trình ứng dụng phương pháp tôi cao tần cũng mang đến nhược điểm. Cụ thể như sau: 

  • Đầu tiên là khó áp dụng đối với những thành phẩm yêu cầu độ chi tiết phức tạp hay biên dạng không đồng đều,…
  • Có một số loại thép có tính hợp kim cao không thể tôi cao tần được.
  • Quá trình tôi cao tần thường chỉ phù hợp cho những loại thép có chứa hàm lượng cacbon trung bình. 
Nhược điểm trong kỹ thuật tôi cao tần
Nhược điểm trong kỹ thuật tôi cao tần

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc ứng dụng của tôi cao tần trong hoạt động sản xuất kim loại của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Phương pháp này được xem như là bước cải tiến mới mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Đặc biệt nếu có nhu cầu mua máy tôi cao tần thì đừng quên ghé thăm Maynungcaotan.com nhé. Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp sản phẩm chất lượng cùng giá thành phù hợp, cạnh tranh nhất thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneTư vấn kỹ thuậtPhoneKinh doanh 1PhoneKinh doanh 2MessengerFacebookMailEmail