Cách đọc thước panme đo lỗ như thế nào?

Khi sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị, độ chính xác là điều cần quan tâm. Và thước panme là thiết bị quan trọng trong công tác này. Nếu bạn chưa biết cách đọc thước panme đo lỗ, đọc ngay bài viết này của Green Sun nhé.

Thước panme là gì?

Khái niệm

Thước Panme hay còn được gọi là pame. Nó là dụng cụ chuyên dùng trong đo kích thước đường kính, chi tiết của các vật thể có hình trụ, dạng lỗ hoặc hình ống trong ngành cơ khí.

Một mẫu thước Panme khá thường gặp
Một mẫu thước Panme khá thường gặp

Hiện tại, Pame được dùng rất nhiều trong ngành cơ khí chế tạo. Mục đích sử dụng thiết bị này chính là đảm bảo độ chính xác của đường kính bên trong, đường kính bên ngoài của các trục, độ sâu của khe hay tính dày mỏng của các phôi.

Thước Pame đã được tạo ra và sử dụng từ lâu. Hiện tại, đây vẫn là thiết bị đo các vật dạng tròn dễ sử dụng, cho tính chính xác cao.

Đặc điểm của thước Panme

Trước khi tìm cách đọc thước panme đo lỗ, cùng xem qua những đặc điểm của nó nhé. Điểm đáng chú ý của nó chính là khả năng đo vạn năng không hiệu quả. 

Chính vì vậy, mọi người sẽ cần sản xuất riêng từng loại, mang những chức năng riêng để phục vụ công việc. Dưới đây là những loại phổ biến, có tính năng chuyên biệt:

  • Panme đo ngoài.
  • Thước Panme đo trong.
  • Đo sâu.
  • Panme đo hẹp khoảng 25mm.
Mỗi loại thước Panme có những đặc điểm riêng
Mỗi loại thước Panme có những đặc điểm riêng

Hiện tại, thước Panme có các dải đo sau:

  • 0 – 25
  • 25 – 50
  • 50 – 75
  • 75 – 100
  • 100 – 125
  • 125 – 150

Chi tiết các bộ phận và cách đọc thước Panme đo lỗ

Thành phần cấu tạo của Panme

Một cây thước Panme, nó sẽ có những thành phần sau đây:

  • Đầu đo tĩnh.
  • Đầu đo di động.
  • Chốt khó.
  • Vít hãm.
  • Thước chính.
  • Thước phụ.
  • Tay xoay.
  • Núm vặn.
  • Khung.
Cấu tạo chung của một chiếc thước Panme
Cấu tạo chung của một chiếc thước Panme

Kiểm tra thước Panme trước khi sử dụng

Trước khi dùng thước đo Panme, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng xem chúng có đang ở trạng thái tốt nhất không. Nếu không kết quả đo có thể bị sai lệch. Dưới đây là những bước giúp bạn làm được điều đó:

  • Hãy kiểm tra bề mặt thước xem có bị sứt, bị mòn gì hay không. Điều này đặc biệt cần xem xét kỹ lưỡng ở 2 đầu đo tĩnh và đo di động.
  • Xem thước Panme liệu có bị dính bụi, bị bẩn chút nào hay không.
  • Vạch đo số 0 không bị lệch so với thước.
  • Kiểm tra xem thước đo, các thông số của thước đã đúng hay chưa.
  • Các bộ phận của thước có hoạt động tốt hay không.
  • Vật cần phải đo nên được vệ sinh thật sạch sẽ, cẩn thận trước khi đo.

Cách sử dụng Panme

Cách sử dụng loại thước này không quá khó
Cách sử dụng loại thước này không quá khó

Cách sử dụng thước đo Panme thực chất khá đơn giản. Khi đo đạc, bạn sẽ làm như sau:

  • B1: Khi đo, bạn hãy cầm thước Panme bên tay trái, tay phải sẽ vặn vào đầu đo cho đến khi gần tiếp xúc với vật thể bằng đúng với áp lực đo.
  • B2: Đường tâm của mỏ đo phải được giữ trùng với kích thước của vật thể cần đo trong cơ khí.
  • B3: Trong trường hợp người dùng cần phải lấy Panme ra khỏi vị trí cần đo, phải vặn đai ốc hãm.
  • B4: Nếu tiến hành đo, bạn hãy dựa trên mép thước động người dùng có thể đọc được kích thước chỉ số mm và nửa mm trên thước chính.
  • B5: Người dùng có thể đọc được phần trăm mm khi dựa vào vạch chuẩn có trên thước phụ. Giá trị của mỗi vạch là 0.01mm.

Xem thêm >>

Cách đọc thước Panme đo lỗ Panme

Sau khi đo bạn có thể chia theo công thức để được số đo cuối cùng
Sau khi đo bạn có thể chia theo công thức để được số đo cuối cùng

Để đọc đúng trị số thước đo Panme, người dùng có thể thực hiện những cách sau:

  • Khi tiến hành đo, xem vạch “0” của du xích đang nằm tại vị trí nào của thước chính. Thì bạn sẽ đọc phần nguyên về kích thước có trên thước chính là bao nhiêu.
  • Để đọc phần lẻ ra của kích thước, bạn hãy xem vạch của du xích trùng với vạch nào trong thước chính (tại vị trí mà chúng trùng với nhau).
  • Khi đo, cần chú ý dựa vào trên mép thước động, bạn sẽ đọc được chính xác số mm và nửa mm của kích thước có trên thước chính.
  • Bạn sẽ đọc được phần trăm mm trên thước thông qua cách dựa trên vạch chuẩn hiện lên trên thước chính.

Kết quả đo từ thước Panme sẽ dựa vào công thức như sau:

L = A + B + C

Trong đó, các thông số như sau:

  1. L là kích thước chi tiết bạn đang cần đo tính bằng milimet;
  2. A là phần nguyên đọc từ vạch 0 đến vạch sát mép ống quay trên thước chính;
  3. B là phần thập phân 50 mm trên thước chính nếu ống quay nằm chính hoặc quá vạch nửa;
  4. C là % milimet nằm trên thước phụ, sau đó nhân với hệ số 0.01.

Hướng dẫn bảo quản thước Panme thật tốt

Sau khi đo, thước Panme nên được đựng trong khu vực kín, tránh nước hay bụi bẩn. Tuyệt đối không để loại thước đo này tiếp xúc với môi trường có tính ăn mòn cao. Nếu không tính chính xác của thước có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.

Hãy tìm hiểu và sử dụng thước Panme đúng cách nhé
Hãy tìm hiểu và sử dụng thước Panme đúng cách nhé

Hy vọng những thông tin trong bài viết này giúp ích cho bạn trong việc tìm cách đọc thước panme đo lỗ. Nếu cần trao đổi thêm về chủ đề này, đừng ngại trò chuyện với Green Sun nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn kỹ thuậtKinh doanh 1Kinh doanh 2FacebookEmail