Linh kiện bán dẫn IGBT là gì

Linh kiện bán dẫn IGBT là gì và ứng dụng như thế nào

Trong thời gian gần đây, các cửa hàng chuyên bán máy nung cao tần, máy cắt hay máy hàn có nhắc đến nhiều về IGBT. Vậy linh kiện bán dẫn IGBT là gì? Có ứng dụng như thế nào với ngành thiết bị công nghiệp? Các bạn hãy cùng maynungcaotan.com tìm lời giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Linh kiện bán dẫn IGBT là gì?

IGBT được viết tắt trong tiếng Anh là Insulated Gate Bipolar Transistor. Đây là một trong những loại linh kiện bán dẫn, được phát minh vào năm 1982 với công suất 3 cực. Khả năng chịu tải lớn của IGBT có sự kết hợp hoàn hảo với khả năng đóng cắt siêu nhanh, mang đến nhiều tính ứng dụng cao cho ngành cơ khí.

Linh kiện bán dẫn IGBT là gì
Linh kiện bán dẫn IGBT là gì?

Linh kiện bán dẫn IGBT có thể được hiểu là một công tắc điện tử của các thiết bị điện hiện đại, với chức năng chuyển đổi hoặc bật tắt nhanh chóng. Cho đến thời điển hiện tại, IGBT đã được ứng dụng trong nhiều thiết bị khác nhau như: Máy cắt Plasma, đồ điện, máy cơ khí, máy nung cao tần…

Ưu điểm, nhược điểm của IGBT

Linh kiện bán dẫn IGBT có khả năng chuyển đổi, đóng cắt và điều khiển nguồn điện trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, loại linh kiện này còn có nhiều ưu điểm cũng như những hạn chế nhất định. Cụ thể:

Ưu điểm linh kiện bán dẫn IGBT

  • Khả năng chịu áp lực của IGBT tương đối lớn, lên tới 600V – 1.500kV, nên có độ chịu tải lớn và hạn chế được tình trạng sụt áp.
  • Có thể ứng dụng với nhiều loại lò công suất khác nhau do IGBT có tính chất đóng cắt nhanh, nên được sử dụng trong ngành điện công nghiệp. Trong đó, không thể thiếu linh kiện này trong máy nung cao tần.
  • Nếu linh kiện bán dẫn IGBT được thiết kế đặc biệt, với nhiều thiết bị được lắp song song thì sẽ xử lý được những dòng điện cao áp lên tới 6500V, thậm chí là hàng trăm kilowatt. Mặt khác, linh kiện này còn có kích thước nhỏ gọn nên giúp cho quá trình lắp đặt trong các thiết bị điện dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Có IGBT trong thiết bị điện sẽ giúp cho các thiết bị điện hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ.
  • IGBT là một loại công tắc đặc biệt không chỉ dễ sử dụng mà chúng còn có tuổi thọ cao và tiết kiệm điện năng.
IGBT có nhiều ưu điểm nổi bật
IGBT có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm của IGBT

Ngoài những ưu điểm kể trên, IGBT còn có một số nhược điểm trong quá trình sử dụng như:

  • IGBT có tần số thấp hơn Mos, nên ít khi được ứng dụng ở các loại thiết bị có tần số cao trên 400V.
  • Đa số các trường hợp sử dụng IGBT trong các thiết bị có công suất nhỏ và vừa. Nếu dùng với tần số quá cao thì IGBT rất dễ bị sụt áp và gây hư hỏng các thiết bị điện khác.
  • IGBT còn có một nhược điểm khác là giá thành cao

Ứng dụng của IGBT

Linh kiện bán dẫn IGBT có nhiều ứng trong trong ngành điện công nghiệp như:

  • Lắp đặt trong các thiết bị điện công nghiệp.
  • Lắp đặt trong các loại máy hàn công nghiệp.
  • Bộ biến tần.
  • Dùng trong các mạng điện công nghiệp.
  • IGBT còn được ứng dụng trong việc lắp đặt, vận hành máy nung cao tần. Có IGBT sẽ giúp cho máy nung hoạt động ổn định với khả năng chuyển mạch điện nhanh, đảm bảo quá trình vận hành luôn được tiện lợi, nhanh chóng. Từ đó, nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm tối đa chi phí cho người dùng.
IGBT có nhiều ứng dụng trong ngành điện công nghiệp
IGBT có nhiều ứng dụng trong ngành điện công nghiệp

Cách kiểm tra khả năng hoạt động của IGBT

Cách đơn giản và hiệu quả được nhiều người sử dụng để kiểm tra khả năng hoạt động của IGBT đó chính là dùng đồng hồ vạn năng.

Điều kiện thực hiện

Trước khi tiến hành kiểm tra IGBT, người dùng cần phải tháo IGBT ra khỏi thiết bị điện đó và đảm bảo một số điều kiện quan trọng sau:

  • Nguồn điện giữa chân Collector và Emitor phải nhỏ hơn 20V khi chân Gate hở.
  • Luôn luôn tuân thủ điện áp của chân Gate và chân Emittor nhỏ hơn của IGBT.
  • Chuẩn bị sẵn chế độ kiểm tra Diode cho đồng hồ vạn năng với điện áp là 9V.
  • Trước khi tiến hành, người dùng cần đảm bảo sự an toàn của mạng điện. Việc làm này còn giúp bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạng điện, tránh được sự hỏng hóc không đáng có.

Tiến hành kiểm tra

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kể trên, các bạn có thể thực hiện kiểm tra IGBT theo các bước như sau:

Bước 1: Tháo IGBT ra khỏi thiết bị điện nhưng cần thực hiện cẩn thận.

Bước 2: Thực hiện nối tắt với điện áp 12V với chân Emittor và chân Gate.

Bước 3: Cho đồng hồ vạn năng về chế độ Diode kiểm tra, rồi cắm chân Collector với cực âm và chân Emittor với cực dương. Trường hợp IGBT vẫn đang hoạt động ở trạng thái bình thường thì điện áp trên diode sẽ được kim đồng hồ chỉ đúng.

Bước 4: Nối ngược chân với cực so với bước trên rồi kiểm tra chỉ số trên kim đồng hồ. Nếu IGBT vẫn ổn thì trạng thái vô cùng lớn của điện trở trên đồng hồ sẽ xuất hiện hoặc thấy tình trạng hở mạch.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về linh kiện bán dẫn IGBT là gì và những ứng dụng trong ngành công nghiệp, đặc biệt là điện công nghiệp. Hy vọng những thông tin mà maynungcaotan.com vừa phân tích trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về linh kiện này để ứng dụng trong lĩnh vực mà mình đang theo đuổi.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TM-DV MẶT TRỜI XANH

  • Địa chỉ: 638 /74B Nguyễn Ảnh Thủ, P. Hiệp Thành, Quận 12, TpHCM
  • Xưởng sản xuất: Số 31 đường 156, ấp 6, Củ Chi, TP.HCM
  • Hotline: 0986 185 832 Mr. Dinh – 0916 444 279 Mr. Quốc
  • Email: info@maynungcaotan.com
  • Website: https://maynungcaotan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneTư vấn kỹ thuậtPhoneKinh doanh 1PhoneKinh doanh 2MessengerFacebookMailEmail