Thanh gia nhiệt là gì? Những thông tin cơ bản về thanh gia nhiệt

Thanh gia nhiệt là thiết bị điện được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến máy móc. Tuy nhiên, công dụng của thanh gia nhiệt là gì? Công suất hoạt động ra sao là câu hỏi đáp mà rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Maynungcaotan.com tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thông tin về thanh gia nhiệt cụ thể!

Thanh gia nhiệt là gì?

Thanh gia nhiệt hay còn được gọi là điện trở một đầu, thiết bị này có công dụng  dùng để đốt nóng dựa theo nguyên lý hoạt động Joule-Lence. Khi có dòng điện chạy qua dây dẫn thì thanh gia nhiệt này sẽ tỏa ra được một lượng nhiệt lớn để làm nóng các bộ phận khác. 

Ví dụ như khi đun nóng nước sôi, bạn bật chế độ đun nóng, từ bảng điều khiển điện tử, vi mạch sẽ truyền điện đến các bộ phận, trong đó có thanh gia nhiệt và cảm biến nhiệt. Thanh nhiệt sẽ có tác dụng là hút nhiệt và biến đổi điện năng thành nhiệt năng để đun nóng nước sôi.

Thanh gia nhiệt là thiết bị có thể chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng
Thanh gia nhiệt là thiết bị có thể chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng

Thanh gia nhiệt có đặc tính sinh nhiệt cao và chịu nhiệt tốt. Một thanh gia nhiệt được gọi là hoàn chỉnh sẽ gồm có 3 lớp: lớp ngoài cùng được làm bằng kim loại như inox, nhôm, thép. Tiếp theo là vật liệu cách điện và dẫn nhiệt, bên trong cùng sẽ là sợi điện trở có khả năng đốt nóng.

Ứng dụng của thanh gia nhiệt

Thanh gia nhiệt là thiết bị được sử dụng nhiều trong ngành chế biến sản xuất công nghiệp như:

  • Công nghiệp nhựa: sản xuất máy ép nhựa, bao bì, khuôn đúc, dây…
  • Ngoài ra, thanh gia nhiệt còn có tác dụng dẫn nhiệt làm nóng dao cắt giúp cho việc cắt dây điện, dây thừng, bao bì được dễ dàng, bền đẹp hơn.  
  • Thanh gia nhiệt được ứng dụng trong việc chế tạo ấm đun nóng nước, đun nóng dung dịch, tỏa nhiệt hoặc làm khô vật liệu ở ngưỡng nhiệt độ từ 40 – 100 độ C và các sản phẩm khác.
Thanh gia nhiệt được ứng dụng vào sản xuất máy ép nhựa
Thanh gia nhiệt được ứng dụng vào sản xuất máy ép nhựa

Công suất hoạt động của thanh gia nhiệt

Công suất hoạt động của các loại thanh gia nhiệt sẽ được tính theo tải trọng bề mặt và kích thước của sản phẩm. Cụ thể:

  • Đối với loại A: công suất hoạt động sẽ là 5 – 12W/cm2.
  • Đối với loại AA: công suất hoạt động là 12 – 15W/cm2.
  • Đối với loại AAA: công suất hoạt động là 15 – 20W/cm2.

Nếu vượt qua tiêu chuẩn về công suất này, sẽ làm cho tải trọng bề mặt của thanh gia nhiệt càng lớn, tuổi thọ sẽ càng giảm.

Xem thêm >>

Vật liệu được lựa chọn làm thanh gia nhiệt

Tùy thuộc vào môi trường và nhiệt độ làm việc mà người ta sẽ sử dụng các vật liệu khác nhau để làm thanh gia nhiệt. Cụ thể:

  • Trong môi trường làm việc nhiệt độ từ 100 – 300 độ C có thể sử dụng vật liệu là thép không gỉ 304 làm ống gia nhiệt.
  • Trong môi trường làm việc nhiệt độ từ 400 – 500 độ C có thể sử dụng thép không gỉ 321 làm ống gia nhiệt.
  • Trong môi trường làm việc nhiệt độ từ 600 – 700 độ C có thể sử dụng thép không gỉ 310S để làm ống gia nhiệt.
Vật liệu làm thanh gia nhiệt phụ thuộc vào môi trường và nhiệt độ
Vật liệu làm thanh gia nhiệt phụ thuộc vào môi trường và nhiệt độ

Việc lựa chọn các vật liệu phù hợp để làm thanh gia nhiệt, nhằm giúp cho việc kiểm soát tuổi thọ của thanh gia nhiệt được tốt hơn.

Khoảng cách đường kính giữa thanh nhiệt và lỗ của khuôn mẫu bao nhiêu là thích hợp

Do tác dụng cản trở dẫn nhiệt của không khí, nếu khoảng cách đường kính giữa thành gia nhiệt lỗ của khuôn mẫu quá lớn, nhiệt độ bề mặt của ống gia nhiệt sẽ không thể truyền tới kịp thời đến khuôn. Do đó, sẽ làm cho nhiệt độ của bề mặt khuôn ống sưởi điện tăng lên bất thường, dẫn đến nhiệt độ bên trong của ống sưởi cũng tăng lên. Khi nhiệt độ bên trong của thanh nhiệt tăng lên một mức độ nhất định nào đó, thanh nhiệt có thể sẽ bị cháy, nghiêm trọng hơn nữa có thể dẫn đến nổ.

Bên cạnh đó, khoảng cách khe hở giữa đường kính của thanh gia nhiệt và lỗ khuôn cũng không được quá nhỏ. Bởi thanh gia nhiệt và lỗ khuôn có thể bị giãn nở khi nhiệt độ nóng và co lại sau khi đóng điện và lắp đặt vào nhiều khuôn. Vì vậy, sẽ rất khó khăn để lấy thanh gia nhiệt ra trong trường hợp thanh nhiệt bị hỏng. 

Khoảng cách phù hợp giữa thanh gia nhiệt và lỗ từ 0.1mm – 0.2mm
Khoảng cách phù hợp giữa thanh gia nhiệt và lỗ từ 0.1mm – 0.2mm

Xác định khoảng cách đường kính thanh nhiệt phù hợp với lỗ của khuôn mẫu sẽ giúp cho thanh nhiệt được hoạt động tốt hơn. Thông thường, khoảng cách giữa đường kính thanh gia nhiệt và lỗ khuôn tốt nhất sẽ là từ 0.1 – 0.2 mm. Nếu giữ được khoảng cách phù hợp sẽ giúp cho tuổi thọ của gia thanh nhiệt được bền lâu, đồng thời phát huy được tối đa công dụng của thanh gia nhiệt đối với các sản phẩm được ứng dụng.

Lời kết

Với những thông tin được giải đáp ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ thanh gia nhiệt là gì và các ứng dụng của thanh gia nhiệt trong đời sống. Như vậy có thể nói thanh gia nhiệt đóng vai trò rất quan trọng trong các thiết bị gia dụng và công nghiệp. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác hãy theo dõi các bài viết tiếp theo để mở rộng thêm vốn kiến thức của mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn kỹ thuậtKinh doanh 1Kinh doanh 2FacebookEmail