Các phương pháp làm tăng độ cứng của thép Cacbon

Hiện tại, các phương pháp làm tăng độ cứng của thép đang ngày càng đa dạng. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngành công nghiệp, luyện kim, sản xuất sản phẩm kim loại. Hãy cùng Green Sun tìm hiểu về những phương pháp độc đáo đó nhé.

Đặt vấn đề

Thép cacbon là loại thép có hai thành phần cấu tạo cơ bản là sắt và carbon. Trong đó có thể tìm thấy một số nguyên tố khác, nhưng hàm lượng là không đáng kể. Các thành phần phụ thường gặp nhất là cacbon, silic, mangan và đồng. Lượng cacbon trong thép càng giảm thì độ dẻo của thép càng tăng và ngược lại.

Việc gia tăng độ cứng cho thép có ý nghĩa rất quan trọng
Việc gia tăng độ cứng cho thép có ý nghĩa rất quan trọng

Độ cứng của thép ảnh hưởng rất nhiều tới các sản phẩm sản xuất từ thép. Chính vì vậy, cách tính độ cứng của thép, yêu cầu về độ cứng của thép đều tuân theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Dưới đây, hãy cùng Green Sun tìm hiểu kỹ hơn về những phương pháp giúp thép đạt được độ cứng cần thiết nhé.

Các phương pháp làm tăng độ cứng của thép Cacbon

Dưới đây, cùng tìm hiểu kỹ hơn về những cách làm tăng độ cứng của thép đang được áp dụng trong thực tế nhé.

Các phương pháp nhiệt luyện nhằm gia tăng độ cứng

Nhiệt luyện thể tích

Việc này sẽ được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ các chi tiết cả trong lẫn ngoài, mục tiêu là đạt tới ngưỡng nhiệt giúp thay đổi tổ chức thép. Mức nhiệt sẽ phụ thuộc vào tổ chức thay đổi và độ cứng mà nhà sản xuất mong muốn gia tăng cho thép.

Nhiệt luyện thể tích là một cách giúp tăng độ cứng cho thép khá hiệu quả
Nhiệt luyện thể tích là một cách giúp tăng độ cứng cho thép khá hiệu quả

Sau đó, hãy tiến hành giữ nhiệt một thời gian để cho nhiệt độ lan tỏa toàn bộ các chi tiết. Cuối cùng làm nguội thép trong dung môi (thông thường là dầu). Ưu điểm của phương thức này chính là nhiệt luyện thể tích giúp độ cứng đồng đều cả bên trong, bên ngoài, các chi tiết của thép ở mức cuối cùng.

Nhiệt luyện bề mặt – còn được gọi là tôi cao tần

Tôi luyện mặt ngoài sẽ được thực hiện bằng cách thức là nung nhanh. Sau đó làm nguội lớp mặt ngoài của chi tiết thật nhanh chóng. Bề mặt chi tiết sau khi tôi sẽ có độ cứng cao trong khi phần lõi vẫn có độ mềm, dẻo cần thiết.

Thông thường, phương pháp tôi mặt ngoài sẽ được áp dụng để tiến hành tôi các bánh răng, các trục truyền động xoắn. Từ đó, sản xuất các chi tiết máy trong những ngành công nghiệp phổ biến.

Tôi bằng ngọn lửa ôxy – axêtylen

Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi
Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi

Các chi tiết cần tăng độ cứng sẽ được nung nhanh chi tiết bằng ngọn lửa ôxy – axêtylen theo đúng tiêu chí kỹ thuật. Đến khi bề mặt đạt đến nhiệt độ giới hạn, nó sẽ được làm nguội thật nhanh trong các dung dịch hóa chất hoặc nước phù hợp.

Nhiệt luyện chân không – còn được gọi là tôi chân không

Đây là công nghệ nhiệt luyện quan trọng, thường được áp dụng trong môi trường có áp suất thấp. Thông thường, nó được dùng trong điều kiện môi trường chân không để đảm bảo hiệu quả.

Xem thêm >>

Các phương pháp làm tăng độ cứng của thép: Gia nhiệt thấm Nitơ

Đây là cách thức gia nhiệt trong điều kiện Nitơ lỏng hoặc khí để thấm Nitơ vào bề mặt sản phẩm ở mức từ 500 – 600 độ C. Chiều sâu của lớp thấm là từ 0.1 – 0.2. Mục tiêu của nó là đảm bảo sản phẩm có độ cứng đúng với nhu cầu.

Phương pháp gia nhiệt thấm cacbon

Với những chi tiết thép có hàm lượng cacbon thấp, kỹ thuật viên sẽ áp dụng phương pháp gia nhiệt trong điều kiện bầu không khí có thấm cacbon. Sau khi tiến hành gia nhiệt, cacbon có thể thẩm thấu vào bề mặt vật liệu 150 – 200 độ C.

Bề mặt bên ngoài của thép sẽ có hàm lượng cacbon cao hơn so với thép ban đầu. Khi sắt hoặc thép được làm nguội thật nhanh bằng cách tôi. Vùng bề mặt bên ngoài với hàm lượng cacbon cao sẽ nhanh chóng trở nên cứng hơn trong khi lõi của nó vẫn giữ được tính dai và mềm. Chiều sâu lớp thấm sẽ đạt từ mức 2mm trở lên tùy thuộc vào thời gian thực hiện kỹ thuật gia nhiệt cũng như độ thấm của nó.

Phương pháp mà xử lý bề mặt

Đây là cách thức xử lý bề mặt để nhằm đạt được độ cứng cần thiết nhằm làm tăng độ bền vững, cứng cáp. Từ đó, giúp vật liệu đạt được độ cứng nhất định.

Phương pháp này được áp dụng với các chi tiết máy
Phương pháp này được áp dụng với các chi tiết máy

Hiện tại, phương pháp mạ phổ biến nhất là mạ crome. Crome có đặc trưng là rất cứng nên nó có thể làm vật liệu cứng hơn sau khi phủ một lớp bên ngoài các chi tiết. Độ dày của lớp mạ sẽ ở khoảng từ 0.005 – 0.03 mm.

Ngoài tác dụng làm cứng, bề mặt crome còn có khả năng giúp chống oxy hóa rất tốt. Nó cũng khiến các chi tiết được mạ, phủ trở nên đẹp hơn, tính thẩm mỹ cao hơn. Hiện tại, đây là một trong những phương pháp gia tăng độ cứng cho các chi tiết thép một cách hiệu quả.

Lời kết

Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn, liên hệ ngay với Green Sun nhé
Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn, liên hệ ngay với Green Sun nhé

Như vậy, Maynungcaotan.com đã giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp làm tăng độ cứng của thép. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về các kỹ thuật này hay muốn hỗ trợ mua máy móc cần thiết, liên hệ ngay với Sun green để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneTư vấn kỹ thuậtPhoneKinh doanh 1PhoneKinh doanh 2MessengerFacebookMailEmail