Top 10 loại kim loại mềm nhất, cứng nhất hiện nay

Trong cuộc sống, kim loại luôn đóng vai trò quan trọng. Chúng được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp ô tô, xây dựng, thiết kế máy móc… Nhưng làm sao để biết kim loại mềm nhất, cứng nhất? Hãy tìm hiểu về chúng qua bài viết dưới đây.

Top 5 loại kim loại cứng nhất

Bởi sự tiến bộ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ nên kim loại mềm nhất, cứng nhất cũng được khám phá ra. Có những kim loại có độ cứng vượt trội hơn hẳn. Cụ thể:

Crom (Cr)

Nhắc đến kim loại cứng nhất thì đó chính là Crom (Cr) khi được mệnh danh là ông hoàng về độ cứng. Bên cạnh độ cứng thì Cr cũng là kim loại nặng với khối lượng riêng là 7.2 gam/cm3. Cr thường hay xuất hiện dưới dạng hợp chất, được sử dụng chủ yếu trong sản xuất thép không gỉ.

Crom (Cr)
Crom (Cr)

Vonfram (W)

Vonfram (W) cũng vừa là một loại kim loại có độ cứng cao cùng độ bền kéo cao, kể cả nhiệt độ nóng chảy cũng thuộc hàng top. Vì vậy nên kim loại này cũng được ứng dụng phổ biến trong ngành điện tử chế tạo, phụ kiện điện…

Vonfram (W)
Vonfram (W)

Osmium (Os)

Nhắc đến kim loại cứng nhất thì không thể không nhắc tới Osmi. Với đặc điểm màu trắng nhẹ, hơi xanh, nặng và cứng. Nhiệt độ nóng chảy của Os cũng rất cao nên có vai trò quan trọng trong chế tạo hợp kim. Các hợp kim đó là loại không gỉ, làm đầu ngòi bút hoặc trụ bản lề, thậm chí là trong ngành y tế.

Osmi
Osmi

Titan (Ti)

Đây cũng là một trong những kim loại cứng nhất, nhưng nó cũng là kim loại rất nhẹ. Ưu điểm của Ti chính là nhẹ hơn và cứng hơn cả thép. Bởi vậy nên nó là vật liệu lý tưởng để dùng trong ngành công nghiệp. Do ngành này đòi hỏi một kim loại mạnh mẽ, nhiệt độ nóng chảy cao.

Ngoài ra, Ti cũng là kim loại thích hợp để sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng, y tế, hàng không vũ trụ…

Titan (Ti)
Titan (Ti)

Sắt (Fe)

Sắt chính là một trong các kim loại được dùng phổ biến nhất trên toàn cầu, cũng có trữ lượng dồi dào trên trái đất. Kim loại này thích hợp để chế tạo các loại thiết bị và đồ dùng trong hàng ngày.

Trong tự nhiên thì sắt có ở trong hầu hết các quặng sắt và thiên thạch. Để tìm sắt thì người ta thường dùng máy dò kim loại. Trong cuộc sống hàng ngày, sắt được ứng dụng từ công nghiệp đến gia công cơ khí, y tế, xây dựng, năng lượng…

Sắt cũng là một thành phần chính của thép – một loại vật liệu xây dựng quan trọng trong xây dựng cầu đường, các công trình, tàu thuyền… Chúng cũng được dùng để sản xuất các loại đồ dùng gia dụng dùng hàng ngày.

Sắt (Fe)
Sắt (Fe)

Top 5 kim loại mềm nhất

Trên thế giới chắc chắn có kim loại mềm nhất, cứng nhất. Ngoài các kim loại cứng nhất kể trên thì có cả kim loại nhẹ nhất. Đó là:

Xesi

Xesi (Cs) ít khi tồn tại một cách riêng lẻ, chúng thường được tìm thấy ở trong một số các loại khoáng sản tự nhiên. Cs có đặc tính là dẻo, dễ uốn cong được nên thường dùng để sản xuất vi mạch, thiết bị quang học…

Bên cạnh đó, Xesi cũng được dùng trong y học hạt nhân, nghiên cứu về cấu trúc phân tử hữu cơ.

Xesi (Cs)
Xesi (Cs)

Rubidi

Rubidi (Rb) là kim loại có màu trắng bạc, bóng với những tính chất điển hình giống Xesi và Kali. Kim loại này được dùng phổ biến trong nghiên cứu quang học. Hoặc dùng để xác định tuổi của hóa thạch hay địa chất.

Rubidi (Rb)
Rubidi (Rb)

Rodi

Rodi (Rh) là một kim loại mềm thuộc vào nhóm Platina quý hiếm có màu trắng bạc, không bị oxi hóa và khả năng chịu ăn mòn tốt. Chúng được dùng trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ mà chịu được điều kiện khắc nghiệt.

Rodi giúp tăng khả năng chống ăn mòn, cải thiện được giá trị thẩm mỹ cho các sản phẩm có bề mặt làm từ kim loại.

Rodi (Rh)
Rodi (Rh)

Kali

Kali là một loại kim loại mềm màu trắng bạc, dễ dùng dao để cắt nhỏ và dễ bị oxi hóa trong môi trường không khí thường. Kali có thể tạo ra ion dương khi cho vào các phản ứng hóa học hoặc hòa tan với nước. Ngay cả trong điều kiện thường chúng cũng có thể sinh ra nhiệt.

Bởi những đặc tính trên nên Kali có vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng, phát triển cơ thể sống. Nhờ kali mà các chức năng sinh học hay điện giải của cơ thể được cân bằng.

Kali
Kali

Bạch kim

Bạch kim được biết đến là một trong các loại kim loại có giá trị cao, có nhiều người ưa chuộng. Điểm nóng chảy của bạch kim cao, có khả năng phản chiếu ánh sáng, chịu được nhiệt độ tốt. Trong điều kiện nhiệt độ thường thì chúng cũng không bị oxi hóa.

Bởi những tính chất đặc trưng như vậy nên bạch kim được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất hệ thống xúc tác oxi hóa khí thải. Hoặc dùng để làm trang sức, kim hoàn, đồng hồ.

Bạch kim
Bạch kim

Vì sao kim loại mềm nhất vẫn được cho vào nhóm kim loại?

Nói về kim loại mềm thì đều có những đặc điểm riêng, khác biệt hơn hẳn so với những kim loại khác. Tuy nhiên, chúng vẫn được xếp vào nhóm kim loại bởi tính chất hóa học, cấu trúc của chúng.

Cấu trúc tinh thế của kim loại mềm khá đặc biệt, các nguyên tử kim loại xếp chồng lên nhau. Chúng cũng có thể vượt qua nhau dễ dàng nên có tính dẻo, dễ uốn cong hay biến dạng khi có lực tác động.

Kim loại mềm cũng có điểm nóng chảy thấp hơn nhiều so với các kim loại bình thường. Chính vì vậy, gia công kim loại hay chế tạo sản phẩm cũng dễ dàng hơn. Trong kim loại mềm cũng có các electron tự do di chuyển giúp tạo ra khả năng dẫn điện tốt. Nên được ứng dụng nhiều trong vi mạch, điện tử.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết về các kim loại mềm nhất, cứng nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn kỹ thuậtKinh doanh 1Kinh doanh 2FacebookEmail