Tìm hiểu về các phương pháp ủ thép tốt nhất hiện nay

Để tạo độ cứng và dẻo dai cho thép người ta cần tiến hành ủ thép. Đây là công quan quan trọng, thiết yếu không thể bỏ qua. Vậy các phương pháp ủ thép là gì? Chúng có tác dụng như thế nào đối với ngành công nghiệp luyện kim cơ khí? Cùng Máy Nung Cao Tần Green Sun tìm hiểu ngay sau đây.

Khái niệm ủ thép là gì

Không ít người thắc mắc ủ thép là gì? Trên thực tế đây là quá trình nung nóng thép đến nhiệt độ nhất định. Sau đó, cùng với lò nung giữ nhiệt lâu rồi làm nguội chậm để đạt sự ổn định.

Tìm hiểu về ủ thép là gì?
Tìm hiểu về ủ thép là gì?

Tạo ra thép pha Peclit có độ dẻo cao, độ cứng thấp. Tuy nhiên, một số loại như:

  • Thép bán cứng
  • Thép cứng
  • Thép hợp kim cứng…

Đều vô cùng khó cắt cho nên cần phải ủ chúng nhằm làm mềm thép. Ngoài ra, tác dụng của việc ủ thép còn:

  • Giúp làm giảm độ cứng để dễ gia công cơ khí như: bào, cắt, tiện….
  • Làm biến mất hoặc giảm đi ứng suất bên trong sau khi gia công cơ khí
  • Độ dẻo của thép được tăng cường, giảm độ cứng để dễ gia công biến dạng như: cắt, kéo, dập, dán….
  • Phương pháp ủ thép giúp làm nhỏ hạt khi cần thiết
  • Các thành phần hóa học trong toàn bộ chi tiết được làm đồng đều thông qua ủ khuếch tán

Các phương pháp ủ thép phổ biến hiện nay

Thép được nung nóng đến nhiệt độ nhất định từ 200 đến 1.000 độ C sẽ tiến hành ủ thép. Vật liệu được giữ nhiệt một khoảng thời gian để làm nguội đi độ nóng cần thiết. Cùng với lò nung cao tần để cho ra sản phẩm ưng ý, theo nhu cầu của người chế tạo ra.

Các phương pháp ủ thép trong gia công cơ khí
Các phương pháp ủ thép trong gia công cơ khí

Có nhiều phương pháp ủ thép khác nhau, dưới đây những cách được áp dụng phổ biến:

Tìm hiểu thêm về Nhiệt độ nóng chảy là gì và ứng dụng như thế nào đời sống, xã hội hiện nay

Ủ hoàn toàn

Là một trong các phương pháp ủ thép đạt được yêu cầu về độ mịn, nhỏ của hạt thép. Nung nóng thép ở nhiệt độ 50 độ C – A3+30 rồi đợi một khoảng thời gian nhất định. Làm nguội thép khi ở trong lò (nhiệt độ là 200 đến 500 độ C) rồi mới làm nguội ngoài trời.

Ủ không hoàn toàn

Phương pháp ủ không hoàn toàn giúp tạo ra những hạt mới đồng đều. Người ta sẽ tiến hành nung nóng thép ở nhiệt độ cao hơn đường GSK. Thời gian sau đó sẽ ủ thép rồi đợi làm nguội.

Ủ đẳng nhiệt

Khi muốn rút ngắn thời gian ủ thép, người ta ủ chúng ở nhiệt độ A3+20 – 30 độ C. Phương pháp này giúp giữ nhiệt ở 1 khoảng thời gian rồi mới được làm nguội ở nhiệt độ 600 đến 700 độ C. Thời gian cần giữ nhiệt là từ 2 đến 5 giờ, sau đó được làm nguội ở bên ngoài trời.

Ủ tạo ra Xementit hạt

Người thợ thường dùng phương pháp ủ này cho loại thép dụng cụ. Trong quá trình ủ, chúng làm thay đổi cấu tạo thép từ Xementit tấm thành hạt. Mục đích là để dễ thực hiện việc cắt, gọt thép hơn.

Nhiệt độ nung thép là A1+30 với 50 độ C, thời gian giữ nhiệt từ 6 – 8 giờ. Giảm nhiệt cùng lò ở nhiệt độ là 40 đến 50 độ/giờ cho tới 600 – 650 độ C. Sau đó mới làm nguội thép ở phía bên ngoài trời.

Ủ khử nội lực bên trong thép

Thông thường, các phương pháp ủ khác sẽ xuất hiện tình trạng nứt các chi tiết trên bề mặt thép. Nhằm làm giảm tình trạng này người ta lựa chọn ủ khử ứng suất. Tức là nung thép ở nhiệt độ 500 đến 600 độ C ở khoảng thời gian nhất định. Sau đó, làm nguội chậm thép. Để rút ngắn việc ủ thép trong sản xuất, người ta thường tăng nhiệt độ ủ lớn từ 650 đến 680 độ cho nhanh.

Một số phương pháp nhiệt luyện khác ngoài ủ thép

Bên cạnh phương pháp nhiệt luyện ủ thép, người ta còn sử dụng:

Tôi thép

Khi nhiệt độ đã tới hạn, người ta áp dụng phương pháp tôi thép để làm nung nóng lên cao. Nhằm xuất hiện tổ chức Austenit giữ nhiệt, sau đó làm nguội nhanh theo quy trình thích hợp. Chuyển hóa thành Mactenxit có độ cứng cao không giống với loại khác.

Tôi cao tần trong nhiệt luyện thép
Tôi cao tần trong nhiệt luyện thép

Lúc này, được chuyển hóa thành Mactenxit có độ cứng cao, chống mài mòn cho thép. Hiện có 2 hình thức tôi thép:

  • Tôi xuyên tâm
  • Tôi mặt ngoài

Máy nung cao tần Green Sun cung cấp máy tôi cao tần giá rẻ, với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất thiết kế máy nung, lò nung cao tần. Green Sun tin tưởng mình đáp ứng được tất cả các yêu cầu về kỹ thuật tiên tiến nhất cho Quý khách hàng.

Máy lòa tôi cao tần
Máy lòa tôi cao tần thiết kế và sản xuất bởi Green Sun

Thường hóa

Nhằm dễ cắt thép hơn, người ta thực hiện công đoạn:

  • Cân bằng Cacbit
  • Chia nhỏ tổ chức
  • Loại bỏ ứng lực tồn đọng

Phương pháp nhiệt luyện này giúp nung nóng thép đến trạng thái giữ nhiệt Austenit. Được làm nguội trong không khí tĩnh, phân tán thành Xoocbit và phân hóa thành Peclit với độ cứng tương đối thấp.

Phương pháp thường hóa giúp giải phóng lò sau khi nung với mục đích:

  • Giúp làm nhỏ Xementit, làm mất Xementit II
  • Độ cứng đạt mức thích hợp để gia công cắt đối với thép có hàm lượng Cacbon thấp
  • Có thể khử ứng suất trong thép khi gia công áp lực lên

Ram thép

Là phương pháp nhiệt luyện nung nóng thép đã tôi đến nhiệt độ tới hạn thấp hơn AC1. Sau đó, được giữ nhiệt 1 thời gian để Austenit và Mactenxit  phân hóa thành các tổ chức rồi làm nguội.

Ram thép có tác dụng làm mất hoặc giảm đi các ứng suất dư sau khi tôi thép. Đáp ứng được trong điều kiện làm việc lâu dài mà vẫn duy trì cơ tính của nó sau khi tôi. Hiện có 3 phương pháp ram thép:

  • Ram thấp: nhiệt độ tôi khoảng 150 – 2.500 độ C
  • Mức độ trung bình: nhiệt độ tôi từ 300 – 4.500 độ C
  • Ram cao: nhiệt độ vào khoảng 500 – 6.500 độ C
Ram thép là một trong các phương pháp nhiệt luyện được dùng phổ biến
Ram thép là một trong các phương pháp nhiệt luyện được dùng phổ biến

Từ chia sẻ trên, mong rằng đã giúp bạn giải đáp về các phương pháp ủ thép hiện nay. Mọi thông tin thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn, vui lòng gọi số Hotline 0987.779.285. Hoặc truy cập website Máy Nung Cao Tần tham khảo nhiều bài viết hay, thú vị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn kỹ thuậtKinh doanh 1Kinh doanh 2FacebookEmail