Thép S50C chính là một loại thép Carbon thông dụng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó cũng giống như loại thép S45C về cả đặc tính lẫn ứng dụng. Tuy được nghe nói đến phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cụ thể về loại thép này. Hãy tham khảo thêm thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Thép S50C là gì?
Thép S50C hoặc loại thép S45C là một loại thép carbon. Chúng được sử dụng để phân biệt với các sản phẩm thép khác. Các loại thép này sản xuất ra nhằm phân biệt với các loại thép đến từ các quốc gia khác.
Thép S50C là mác thép. Loại mác théo này được Nhật Bản sản xuất theo tiêu chuẩn G4051. Tên của chúng cũng là được đặt theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản – JIS – Japan Industrial Standard.
Dòng thép S45C hoặc S50C được biết là có tính chất tương đương với các dòng thép sử dụng để chế tạo máy. Tuy nhiên, trong nó có thành phần Cr ít hơn so với loại thép hợp kim.
Trong thép này, hàm lượng carbon có từ 0.25% đến 0.55%. Nó được xếp vào loại thép kết cấu, có thể dùng để chế tạo các chi tiết máy móc và chịu tải trọng. Và ngoài ra, loại thép này cũng có những đặc điểm nổi trội như:
- Có độ cứng tốt, trong khoảng 40-50 HRC
- Có khả năng chống gỉ cao
- Có thể xử lý bình thường hóa
- Có áp lực tàn dư nhỏ
- Đặc tính cao cùng tổ chức đồng đều
Thép S50C có đặc trưng gì khác biệt so với các loại thép khác?
So với các loại thép khác thì S50C cũng có nhiều điểm đặc trưng khác biệt. Tính chất đặc trưng của loại thép này chính là khả năng chịu va đập tốt. Có thể chịu được tác động cao từ môi trường bên ngoài.
Hơn nữa, chúng cũng có khả năng gia công tốt, hàn hợp lý trong điều kiện môi trường được cung cấp. Thép tấm S50C cũng được cho rằng có khả năng làm cứng thấp. Các phần thép có kích thước lên đến khoảng 60mm thì chỉ được khuyến nghị là làm ủ hoặc làm cứng.
Nhưng thép S50C vẫn có thể bị cháy hoặc cảm ứng được thành công trong điều kiện môi trường được cung cấp. Độ cứng bề mặt của nó có thể lên tới Rc54-Rc60 tùy theo môi trường làm nguội, kích thước phần hay loại thiết lập…
Thép tấm S50C cũng là một dòng thép chuyên được sản xuất dưới dạng thép tấm theo khổ 2000×6000. Một lời khuyên khi dùng loại thép này chính là dùng dạng tấm hơn là loại cuộn xả khổ. Mặc dù có chi phí thấp hơn nhưng nó có bề mặt cùng hình dạng đẹp hơn, lại có thể gia công dễ dàng hơn.
Về tính chất thì thép S50C cũng tương tự giống như thép S45C. Nếu như loại S50C là chuyên ở dạng tấm thì thép S45C lại là chuyên dạng tròn. Ngoài ra, chi phí để sản xuất S50C và thép S45C cũng tương đương nhau, không quá chênh lệch. Cho nên, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn giữa S50C hay S45C đều được và phù hợp.
Ứng dụng chính của thép S50C
Loại thép S50C cũng được ứng dụng một cách đa dạng. Đó là bởi chúng có khả năng chống ăn mòn. Hơn nữa, loại thép này cũng được dùng để chế tạo ra khuôn nhựa, khuôn thiết bị nhựa điện tử, khuôn thổi nhựa PVC…
Hoặc thép tấm S50C hoặc loại thép tròn S50C cũng được ứng dụng để làm chi tiết máy, trục khủy, làm trục lõi, linh kiện, bánh răng…
Ngoài S50C thì còn có loại thép S45C với nhiều ứng dụng khác trong đời sống. Loại thép S45C tròn đặc dùng trong cơ khí chế tạo, cụ thể hơn là chế tạo ra các chi tiết máy từ thép S45C. Đặc biệt là làm ra những chi tiết phải chịu tải trọng trong những máy móc như: bulong, đinh ốc, bánh răng, trục…
Thép S45C cũng được sử dụng để tạo các chi tiết chuyển động như trục piton, bánh răng… Chúng đều là những chi tiết phải chịu sự mài mòn và độ va đập cao. Nhờ đó mà các bộ phận sẽ được liên kết, cố định với nhau, mang lại sự chắc chắn khi sử dụng.
Bên cạnh đó, thép S45C cũng có nhiều dạng khác nhau và được ứng dụng khác nhau, khi ở các khuôn đúc thì sẽ được gia công cho các chi tiết máy móc.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thép S50C cùng ứng dụng cơ bản của chúng. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức hữu ích cho bạn đọc.