Mác thép là gì? Các tiêu chuẩn của mác thép

Mục lục

Mác thép là gì? Các tiêu chuẩn của mác thép

Mác thép ngày càng được nhiều người chú ý trong lĩnh vực xây dựng cũng như công nghiệp chế tạo máy. Vậy mác thép là gì? Mác thép có những tiêu chuẩn như thế nào? Các bạn hãy cùng maynungcaotan.com khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mác thép là gì?

Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành, nói về khả năng chịu lực của thép. Mác thép cho biết sản phẩm thép đó có khả năng chịu được lực nhỏ hay lớn trong quá trình sử dụng.

Hình 1: Mác thép là khả năng chịu lực của thép

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại mác thép khác nhau và được dùng phổ biến như: S45C, SS400, Q235,39, CIII, A36, P20, SD49… Các ký hiệu này đều dựa vào tiêu chuẩn sử dụng của thép, bao gồm cả các tiêu chuẩn của nước ngoài và trong nước.

Mỗi một ký hiệu sẽ có một ý nghĩa nhất định. Do đó, để hiểu rõ đặc điểm của mác thép đó thì phải nắm rõ được ký hiệu của mác thép có ý nghĩa như thế nào. Tuy nhiên, thị trường hiện có nhiều đơn vị sản xuất mác thép nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bởi thế, việc lựa chọn loại thép không chỉ dựa vào cường độ chịu lực, kết cấu của từng công trình mà còn cần chú ý đến thương hiệu sản xuất.

Trên mỗi thanh thép sẽ có những ký hiệu riêng để người dùng dễ dàng phân biệt và lựa chọn. Trong khi đó, mác thép thường có ký hiệu tương đương với tiêu chuẩn sản xuất.

Tiêu chuẩn của mác thép

Biết được tiêu chuẩn của mác thép là gì sẽ giúp phân biệt loại thép đạt chuẩn, chính hãng để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nắm được điều này, còn giúp người dùng tránh mua phải những sản phẩm kém chất lượng hay hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm chi phí không cần thiết.

Hình 2: Tiêu chuẩn của mác thép

Dưới đây là một số tiêu chuẩn về mác thép của nước ngoài và Việt Nam, các bạn có thể tham khảo:

Tiêu chuẩn của mác thép theo Mỹ

Mỹ là đất nước có ngành công nghiệp sản xuất khá phức tạp, nên mác thép của Mỹ có nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Cụ thể:

  • Dùng SAE: Có số 9 là ký hiệu bắt đầu, trong khi đó độ bền tối thiểu có đơn vị ksi là hai số tiếp theo.
  • Dùng ASTM: Có các số tròn là ký hiệu ví dụ như 42, 50, 60… Trong khi đó, đơn vị của độ bền là ksi.

Tiêu chuẩn của mác thép theo Nhật Bản

Tại Nhật Bản, tiêu chuẩn của mác thép là gì có ký hiệu khá đơn giản. Ví dụ như: SD 295, SD 490… Theo đó, phần số chính là cường độ mà thép có thể chịu đựng được hay còn gọi là giới hạn chảy của thép.

Tiêu chuẩn của mác thép theo Nga

Thường thì mác thép của Nga sẽ có ký hiệu bắt đầu bằng chữ cái CT. Các số từ 0 – 6 để chỉ tính cơ học và hóa học của thép. Trong đó, mác thép có thành phần cacbon càng cao thì tỉ lệ thuận với độ bền và kí hiệu số càng cao.

Ví dụ: Mác thép Y5 là loại thép có thành phần cacbon là 0.5%.

Tiêu chuẩn của mác thép Việt Nam

Theo tiêu chuẩn của mác thép tại Việt Nam: TCVN 1765 – 75 đã hướng dẫn rất cụ thể. Chữ cái CT là kí hiệu của thép, các chữ A, B, C là phân nhóm. Trong đó:

  • Nhóm A với kí hiệu là CTxx – đảm bảo tính cơ học. Ví dụ: CT38,… Chữ A không cần ghi vào tiêu chuẩn.
  • Nhóm B với kí hiệu là BCTxxx – đảm bảo thành phần hóa học. Ví dụ: BCT380…
  • Nhóm C là hợp của nhóm A và B, với tính chất đảm bảo thành phần hóa học và tính cơ học.

Cách đọc mác thép

Sau khi đã hiểu được tiêu chuẩn của mác thép là gì, thì việc đọc mác thép cũng có ý nghĩa quan trọng.

  • Đối với thép dạng hình, tấm hay thép hộp

Mác thép thường có ký hiệu như: Q235, SS400… thường là dạng thép hình, thép tấm hay thép hộp. Chúng sẽ không được ký hiệu trực tiếp trên sản phẩm mà sẽ có một tờ giấy đi kèm. Có một số trường hợp nếu muốn biết được đó có chính xác là loại mác thép nào thì cần thực hiện thí nghiệm kiểm tra.

Hình 3: Cách đọc mác thép
  • Đối với mác thép dạng cây tròn

Tùy từng nhà sản xuất mà ký hiệu trên mác thép dạng cây tròn sẽ có sự khác nhau. Trong đó, mác thép thường có ký hiệu cả chữ và số. Ví dụ:

  • Mác thép của châu Âu hoặc Mỹ thì sẽ có ký hiệu là Grade. Phần số ở đằng sau để chỉ thép có cường độ chịu lực tối đa là bao nhiêu.
  • Mác thép của Nhật Bản thường được ký hiệu là SD. Trong đó, chữ S là từ viết tắt của Stella và Deform là từ viết tắt của chữ D.
  • Mác thép của Việt Nam thường được ký hiệu là chữ CB; trong đó C để chỉ cấp độ bền của thép.

Mác thép của thép tròn sẽ được ký hiệu rõ ràng trên cây thép nếu người dùng mua với số lượng lớn. Trong trường hợp mua nhỏ lẻ trên thị trường thì chưa chắc đã thấy được ký hiệu này mà sẽ được xem kèm với tờ tem đính kèm trên đó.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về mác thép là gì cũng như những tiêu chuẩn của mác thép. Hy vọng những thông tin mà maynungcaotan.com cung cấp sẽ giúp các bạn hiểu hơn về mác thép và có được lựa chọn phù hợp.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TM-DV MẶT TRỜI XANH

  • Địa chỉ: 638 /74B Nguyễn Ảnh Thủ, P. Hiệp Thành, Quận 12, TpHCM
  • Xưởng sản xuất: Số 31 đường 156, ấp 6, Củ Chi, TP.HCM
  • Hotline: 0986 185 832 Mr. Dinh – 0916 444 279 Mr. Quốc
  • Email: info@maynungcaotan.com
  • Website: https://maynungcaotan.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn kỹ thuậtKinh doanh 1Kinh doanh 2FacebookEmailChưa nhậpChưa nhậpChưa nhậpChưa nhậpChưa nhập