Kỹ thuật luyện kiếm Tần Thủy Hoàng là một bí kỹ giúp cho nhà Tần có thể thống nhất đất nước. Trong các trận chiến, vũ khí này chính là điều kiện không thể thiếu để giành chiến thắng trên chiến trường. Vậy loại kiếm nhà Tần có điểm gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu một cách chi tiết trong bài viết dưới đây.
Sự hoàn hảo của kỹ thuật luyện kiếm Tần Thủy Hoàng
Kiếm đồng thường có đặc điểm là giòn, dễ gãy – đó là điểm yếu của các loại kiếm đồng. Nhưng thời nhà Tần đã có kỹ thuật luyện kiếm Tần Thủy Hoàng khiến kiếm dài mà không dễ gãy.
Vào thời đại đồ đồng, bí quyết trong chế tạo kiếm chính là lượng thiếc được thêm vào trong lúc nấu chảy. Nếu như lượng thiếc quá ít thì kiếm sẽ bị mềm quá, còn nếu thiếc quá nhiều thì kiếm dễ gãy, cứng quá.
Tỷ lệ đồng – thiếc trong kiếm đồng thời nhà Tần là sự kết hợp hoàn hảo giữa độ dẻo dai và độ cứng. Đỉnh cao cuối cùng của công nghệ đúc kiếm đồng về độ cứng, chiều dài, độ dẻo dai gần như là hoàn hảo. Hiệu suất tấn công của nó cũng được tăng lên rất nhiều.
Bề mặt của kiếm Tần có hàm lượng cao lên đến 30%, còn bên trong là khoảng 20%. Bởi vậy nên độ cứng của nó gần như dẫn đầu trên thế giới. Nó tương đương thép carbon trung tính, còn độ dẻo dai thì tương đương mảnh thủy tinh.
Lý do khiến kiếm Tần có thể bảo quản hơn 2.000 năm mà không bị rỉ sét?
Nhiều người thắc mắc về kỹ thuật luyện kiếm Tần Thủy Hoàng, lý do vì sao khiến kiếm đồng không bị rỉ sét. Trên thân kiếm đồng được phủ lên một lớp oxi hóa muối Crom dày, đó chính là oxit muối Crom.
Nhưng điều này phải mãi cho đến thế kỷ 20 mới được nghiên cứu ra. Tuy nhiên, công nghệ này hiện nay vẫn chưa có câu trả lời hợp lý.
Bí quyết của kỹ thuật luyện kiếm Tần Thuỷ Hoàng là gì?
Theo kỹ thuật luyện kiếm Tần Thủy Hoàng thì tổ chức bên trong của nó rất mịn, thân kiếm sáng, lưỡi kiếm được mài nhẵn. Hoa văn trên kiếm được vẽ tinh tế, không đan xen nhau. Thậm chí, những thanh kiếm đó dù có vùi sâu dưới đất hơn 2000 năm vẫn sáng bóng và cực sắc bén.
Khi trải qua nhiều lần thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mặt kiếm có một lớp hợp chất Crom dày đến 10 micron. Đây cũng là một phương pháp chấn động bởi nó chỉ xuất hiện trong thời hiện đại. Ở Hoa Kỳ năm 1950 và ở Đức năm 1937 cũng đã lần lượt phát minh và xin bằng sáng chế cho nó.
Và thực tế thì phương pháp này cũng không hẳn hoàn toàn là phát minh thuộc vào đời nhà Tần. Từ trước đó, thời Xuân Thu và Chiến Quốc thì người Trung Quốc cũng đã làm chủ công nghệ tiên tiến này.
Điểm khiến cho các nhà nghiên cứu phải chú ý và tò mò chính là vì sao thanh kiếm cổ này lại không bị rỉ sét. Dù có bị chôn sâu vào trong lòng đất tới hơn 2000 năm mà vẫn sáng. Kiếm vẫn có độ sáng bóng và sắc bén.
Khi nghiên cứu sâu hơn thì mới phát hiện ra, dù qua hàng nghìn năm mà kiếm không bị rỉ sét là bởi nó có phủ một lớp kim loại có chứa crom. Đó chính là một kim loại hiếm có khả năng chống ăn mòn rất cao.
Hàm lượng crom trong đá của trái đất rất thấp và cũng không dễ để chiết xuất. Ngoài ra, crom cũng được biết là một kim loại chịu được nhiệt độ cao và nhiệt độ nóng chảy của nó rơi vào khoảng 4000 độ C.
Các loại vũ khí tiến bộ trong thời Tần Thủy Hoàng
Bên cạnh thế mạnh về kỹ thuật luyện kiếm Tần Thủy Hoàng, nhà Tần cũng có nhiều loại vũ khí khác. Việc họ thường đại thắng trong các trận chiến là có kỹ thuật chế tạo vũ khí tiến bộ. Ngoài kiếm ra thì ở nhà Tần cũng có một số loại vũ khí khác như:
Cung nỏ
Thời nhà Tần, cung nỏ cũng được chế tác cực tiên tiến. Mặc dù cung nỏ chế tác khá rắc rối nhưng sức mạnh lại vô cùng lớn. Cung nỏ khá tiện cho việc mang theo, tốc độ bắn ra nhanh hơn khiến kẻ địch không kịp né.
Đầu mũi tên
Ở thời kỳ Chiến Quốc, những nước chư hầu khác dùng đầu mũi tên hai mặt, nhưng nước Tần lại dùng loại 3 cạnh. Loại đầu mũi tên này sẽ có sức sát thương, sức xuyên thấu mạnh hơn. Tổn thương của nó gây ra cho kẻ địch cũng nghiêm trọng hơn.
Khi bị mũi tên bắn trúng, vết thương sẽ vô cùng lớn, khó lành, cơ thể nhanh bị suy yếu. Bởi vậy, sức mạnh quân sự, kỹ thuật tiên tiến ấy đã giúp cho quân nhà Tần luôn giành được nhiều chiến thắng. Bởi các binh sĩ được trang bị nhiều vũ khí hoàn hảo.
Có thể nói rằng, vào thời đại bấy giờ thì kỹ thuật luyện kiếm Tần Thủy Hoàng chính là một kỹ thuật đỉnh cao. Ngày nay, đó vẫn là một bí kỹ mà nhiều người cần học hỏi, tham khảo và ứng dụng vào trong đời sống.