Những kim loại có số lượng càng ít thì chúng càng quý hiếm và có tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội. Do đó kim loại luôn có sức hút đối với tất cả mọi người ngày nay. Vậy Kim loại quý là gì? Những kim loại quý hiếm nhất hiện nay có những loại nào? Cùng Maynungcaotan.com đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Kim loại quý là gì?
Kim loại quý chính là quý kim của những kim loại có giá trị rất cao và ít trong tự nhiên. Đây đều là những kim loại có giá trị về mặt kinh tế và được coi là kim loại quý bởi số lượng rất ít và hiếm. Do đó những kim loại quý này luôn có tầm quan trọng đối với kinh tế xã hội.
Những loại kim loại quý hiện nay
Kim loại quý vừa có giá trị kinh tế cao vừa có thể làm những món đồ trang sức cao cấp. Nếu có điều kiện tích trữ, mua bán bạn có thể tham khảo các kim loại quý hiếm có giá trị kinh tế nhất hiện nay:
Rhodium
Rhodium chính là kim loại quý được tìm ra vào năm 1803 bởi ông William Hyde Wollaston. Đây là dòng kim loại có màu trắng bạc, độ cứng tốt nhưng lại dễ dàng kéo sợi. Trong tất cả kim loại thì Rhodium luôn có hệ số phản xạ và tính dẫn nhiệt rất cao. Do đó nếu như Rhodium bị ngâm trong dung dịch nước hay axit vô cơ nung nóng ở nhiệt độ cao cũng không bị gỉ.
Công dụng nổi bật nhất của Rhodium chính là được sử dụng như một chất pha chế tạo hợp kim cùng với bạch kim. Trong dạng hợp kim này sẽ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp tạo thuỷ tinh hoặc công nghiệp điện. Bên cạnh đó Rhodium còn có vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ô tô, sản xuất gương, kính, đồ trang sức…
Bạch kim
Một trong những kim loại quý hiếm nhất trên hành tinh không thể không nhắc đến bạch kim. Chúng có màu trắng xám và rất khó bị ăn mòn kể cả nhiệt độ nóng chảy lên đến 3215 độ F. Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như ngành trang sức, thiết bị điện, thiết bị y tế, bộ phận trong xe hơi…Ngoài ra đặc tính của bạch kim còn sử dụng ở lĩnh công nghiệp. Nổi bật như lọc hoá dầu, kính mắt, màn hình LCD, thuốc chống ung thư, chất nổ và cáp sợi quang.
Khác với các dòng kim loại khác, bạch kim không gây kích ứng da. Do đó nếu như bạn là người có làn da nhạy cảm cũng không cần phải lo lắng khi sử dụng những món đồ từ bạch kim nhé. Hiện nay người Nhật rất yêu thích những dòng trang sức được làm bằng bạch kim bởi độ bền lâu dài và không lo kích ứng da.
Xem thêm >>
- Nhận biết các loại vàng phổ biến trên thị trường hiện nay
- Các loại inox phổ biến và ứng dụng thực tiễn của inox
Vàng
Kim loại vàng không xa lạ gì với mọi người và gần như ai cũng hiểu đây là kim loại quý. Vàng là loại kim loại có màu vàng khi ở dạng khối nhưng khi cắt nhuyễn ra cũng có thể là màu đen hoặc màu hồng. Do đó khi cắt mỏng ra rất dễ uốn, dễ lát mỏng và độ chiếu sáng tốt hơn. Vàng hoàn toàn dễ dàng kết hợp những kim loại khác để tạo ra một hợp kim với nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ như vàng kết hợp với đồng sẽ tạo ra hợp kim màu đỏ, kết hợp với bạch kim sẽ cho ra màu trắng.
Theo như quan niệm của dân gian vàng được coi là kim loại có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh chỉ các muối và đồng vị ở vàng mới có tác dụng trong y tế. Tiêm vàng giúp cho con người giảm bớt đau, sưng xương khớp và bệnh lao. Bên cạnh đó vàng còn được sử dụng trong việc phục hồi răng như thân răng và cầu răng vĩnh viễn. Đặc biệt hơn vàng còn được sử dụng trong thực phẩm. Nếu như bạn là một người sành ăn chắc cũng không quá xa lạ với những bông hay bụi vàng được trang trí trong món ăn. Mặc dù vàng là kim loại không có hại cho sức khoẻ nhưng chúng cũng không có hương vị hay bất kỳ chất dinh dưỡng nào.
Vàng còn là kim loại có phản xạ tốt với bức xạ điện do đó được dùng để làm lớp phủ bảo vệ cho các vệ tinh nhân tạo. Ngoài ra còn bảo vệ mũ của các nhà du hành và tấm bảo vệ nhiệt hồng ngoại.
Iridi (Iridium)
Iridi là kim loại cứng và có màu trắng bạc nằm trong nhóm platin. Kim loại này kể cả đun nóng ở nhiệt độ lên đến 2000°C cũng không bị bào mòn. Mặc dù đây là dòng nguyên tố hiếm trong vỏ Trái Đất nhưng được sử dụng nhiều ở trong các ngành công nghiệp đặc biệt là y học. Bên cạnh đó Iridi cũng được sử dụng ở nhiều mặt hàng tiêu dùng như đồng hồ, la bàn và bút bi. Khả năng chống ăn mòn của iridi rất cao, do đó cũng được dùng trong các nồi nung, làm tái kết của những chất bán dẫn ở nhiệt độ cao.
Lời kết
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp các thông tin về những kim loại quý hiếm trên thế giới hiện nay. Hy vọng từ bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về câu hỏi Kim loại quý là gì? Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm những thông tin bổ ích nhé.