Hàn thép là kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ để đảm bảo độ bền và an toàn của các công trình. Để đạt được mối hàn đẹp, chất lượng thì việc nắm vững quy trình hàn chuẩn là yếu tố then chốt. Bài viết này sẽ chia sẻ quy trình hàn thép chuẩn thực hiện mọi dự án với kết quả tối ưu.
Tìm hiểu kỹ thuật hàn thép cơ bản hiện nay
Thép là vật liệu quan trọng trong các hệ thống lắp đặt công nghiệp, và hiện nay phương pháp hàn là kỹ thuật phổ biến nhất để kết nối các ống thép với nhau. Hầu hết các mối hàn đều được thực hiện bằng phương pháp hàn hồ quang tay ở vị trí cố định, sử dụng que hàn có lớp thuốc bọc kiểu cellulose.
Đường hàn đáy thường được hàn theo hướng từ trên xuống với đường kính que hàn nhỏ hơn 4mm. Để xử lý những khuyết tật của đường hàn cháy, đường hàn lót được thực hiện với dòng điện lớn hơn giúp nung chảy các lỗi này. Khi thực hiện dao động ngang, thường sử dụng các kiểu đường bán nguyệt, răng cưa hoặc đường thẳng để tạo nên mối hàn chắc chắn và thẩm mỹ.
Quy trình hàn thép chi tiết đơn giản và hiệu quả
Quy trình hàn thép không quá phức tạp và bạn có thể dễ dàng thực hiện theo 4 bước dưới đây để có được mối hàn đẹp, chắc chắn và đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng:
Chuẩn bị máy hàn
Máy hàn là công cụ không thể thiếu trong hàn thép. Trước hết, các bạn cần kiểm tra toàn bộ hệ thống, bao gồm khí, điện áp và mỏ hàn trước khi bắt đầu. Để đảm bảo mọi thông số kỹ thuật phù hợp, bạn nên thực hiện hàn thử trên một phôi hỏng, từ đó điều chỉnh dòng điện sao cho hợp lý.
Đối với ống sắt dày, dòng điện thường nằm trong khoảng 100 đến 150A và có thể tùy chỉnh dựa trên kích thước ống, vật liệu hàn cũng như phương pháp hàn được sử dụng.
Khi hàn các ống lớn, vì khoảng cách giữa hai ống lớn hơn nên bạn cần sử dụng que bù lớn (khoảng 4mm – 5mm) và điều chỉnh dòng điện đủ mạnh để que bù chảy đều và liên tục.
Chuẩn bị phôi hàn
Khâu chuẩn bị phôi hàn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình hàn thép. Bạn nên mài kỹ bề mặt mép cùn, góc vát và vùng xung quanh mẫu hàn (khoảng 30 – 40mm tính từ mép ra) để đảm bảo bề mặt sạch sẽ, giúp mối hàn bám chắc và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Kỹ thuật hàn đính
Trong kỹ thuật hàn đính, bạn đặt phôi hàn lên bàn với mép vát hướng lên trên để điều chỉnh khe hở. Sau đó, đặt ống nối còn lại lên trên và ghép hai mép vát lại với nhau để tạo thành rãnh hàn. Độ lệch tối đa giữa hai ống chỉ nên là 1.6mm. Các mối hàn đính dài từ 10 – 15mm cần được hàn đối xứng qua tâm ống.
Mối hàn đính phải đảm bảo độ ngấu vào chân tốt với độ thấu sâu vào mối ghép là 1.6mm. Bạn có thể điều chỉnh khe hở để tránh co lệch khi hàn đính. Mối hàn đính thứ ba và thứ tư phải được đặt vuông góc 90 độ với hai mối hàn trước. Khi mài các mối hàn đính, cần áp dụng đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và độ ngấu của mối hàn.
Bạn cũng có thể sử dụng một thanh ray chữ nhật làm đồ gá được thiết kế theo kích cỡ ống để giữ chặt phần thân ống. Sau đó, đặt hai đoạn ống vào trong ray với khoảng cách hợp lý, khoảng 2mm giữa hai ống. Cuối cùng, tra que bù vào mối hàn và hàn bốn mối đối diện nhau trong một lần thực hiện.
Kỹ thuật hàn lót, hàn lớp
Trong kỹ thuật hàn lớp và hàn lót, mẫu hàn cần được cố định ở góc 45 độ so với mặt đất, với các mối đính nằm ở vị trí 1, 4, 7 và 10 giờ.
Đối với mối hàn TIG, các thợ hàn có kinh nghiệm thường bắt đầu từ vị trí 6h30 (theo chiều kim đồng hồ). Lúc này, cơ thể thường nghiêng sang phải và đầu hơi ngước lên.
Với những người mới bắt đầu, vị trí khởi đầu lý tưởng là 4h20 khi cơ thể nghiêng ít hơn giúp dễ thao tác. Sau đó, bạn tiến hành mồi hồ quang bên trong rãnh hàn và giữ khoảng cách hồ quang khoảng 2 lần đường kính que hàn và duy trì hồ quang liên tục. Đảm bảo cung cấp đủ nhiệt đến các mép hàn, đồng thời di chuyển nhẹ nhàng ngang để kim loại và xỉ hàn không bị chảy xuống.
Khi hàn lót, que bù cần được tra đều đặn và đúng kỹ thuật, thao tác tay cũng phải nhịp nhàng để đạt kết quả tốt nhất. Kỹ thuật tra que bù là kỹ năng quan trọng trong hàn TIG, đặc biệt là trong hàn lót.
Thường thì quá trình hàn lót được thực hiện theo chiều kim đồng hồ. Hãy cân chỉnh sao cho vị trí tay hàn, que bù và tư thế cơ thể đều thoải mái để đảm bảo quy trình hàn thép diễn ra hiệu quả và chất lượng.
> Xem thêm:
- Tổng hợp 5 phương pháp xử lý nhiệt cho vật liệu thép không gỉ
- Thép carbon là gì? Ứng dụng của thép carbon trong xây dựng hiện nay
Một số lưu ý cần nắm khi hàn thép
Để đảm bảo chất lượng và an toàn khi hàn thép, các bạn cần nắm được một vài lưu ý sau đây:
- Đảm bảo an toàn lao động: Luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn lao động khi hàn, sử dụng đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ bảo hộ cần thiết.
- Hàn trong môi trường thông thoáng: Tránh hàn trong không gian kín hoặc những nơi có khí độc hại để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Lựa chọn đúng vật liệu hàn: Sử dụng vật liệu hàn phù hợp với loại ống thép và yêu cầu kỹ thuật của mối hàn để đạt được kết quả tốt nhất.
- Kiểm tra chất lượng mối hàn: Sau khi hoàn tất, cần kiểm tra kỹ chất lượng mối hàn để đảm bảo an toàn cho toàn bộ công trình.
Hàn thép là một kỹ thuật quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và cẩn trọng trong từng thao tác. Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ nắm vững quy trình hàn thép và thực hiện thành công để tạo ra các mối hàn đạt chất lượng, đảm bảo độ bền và an toàn cho mọi công trình.